Thông tin các VĐV đội tuyển trẻ bóng bàn Việt Nam (hiện sinh hoạt,ểnthủtrẻbóngbànkêuđóiCụcTDTTnóigìsamsung s22 ultra giá bao nhiêu tập luyện ở Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình) không được cung cấp suất ăn đủ tiêu chuẩn đang lan rộng trên báo chí, truyền thông trong những ngày qua.
Thông tư 86/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành đã quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao, VĐV thể thao thành tích cao. Cụ thể, các VĐV thuộc đội tuyển quốc gia và đội tuyển trẻ quốc gia tập huấn trong nước được hưởng chế độ dinh dưỡng 320.000 đồng/ngày.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Tiền Phong, bữa ăn của các VĐV đội tuyển trẻ bóng bàn không đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, một số tuyển thủ phản ánh tiền công của họ bị "teo tóp" bởi những khoản khấu trừ tiền ăn.
Cụ thể, một bữa ăn được cho là dành cho 8 VĐV, nhưng chỉ bao gồm 1 đĩa cá kho, 1 đĩa thịt rang, 1 đĩa trứng luộc (7 quả), 1 đĩa giá xào và 1 bát canh, với giá trị thực tế thấp hơn nhiều so với con số 800.000 đồng được quy định trong khẩu phần ăn của các VĐV trẻ. Ngoài ra, một số bữa ăn khác của VĐV (như bữa sáng chỉ có 1 gói xôi và nước ngọt, nhưng vẫn định giá 100.000 đồng/VĐV) cũng bị đánh giá là không đủ dinh dưỡng với các VĐV trẻ, vốn phải tập luyện, thi đấu liên tục ở trình độ cao.
Việc cung cấp suất ăn thấp hơn quy định của Nhà nước có thể dẫn tới hệ lụy suy giảm thành tích thi đấu, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các VĐV, đồng thời đặt ra dấu hỏi về quy trình quản lý, huấn luyện và đảm bảo công tác chuyên môn trong thể thao, đặc biệt ở các môn thể thao thành tích cao.
Chia sẻ với Thanh Niên, một HLV cho biết, sự cố xảy ra ở đội dự tuyển bóng bàn trẻ đặt ra những vấn đề cấp thiết của thể thao Việt Nam. Lãnh đạo ngành thể thao cần phải trả lời được câu hỏi, tại sao không để đội tuyển trẻ này tập huấn tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.
"Khi đưa đội sang địa điểm khác tập huấn, Cục TDTT và những người có trách nhiệm của môn bóng bàn, có quán xuyến được việc tập luyện, sinh hoạt của đội hay không, hay buông lỏng hoàn toàn. Chất lượng bữa ăn, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, có được kiểm soát hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay không?
Lãnh đạo ngành cần có câu trả lời thỏa đáng. Gia đình các VĐV trẻ không thể yên tâm khi con em họ phải tập luyện trong điều kiện thiếu chuyên nghiệp. Và dĩ nhiên, VĐV không thể có thành tích nếu không được chăm sóc tốt về mọi mặt, trong đó có vấn đề quan trọng nhất là dinh dưỡng", vị HLV này chia sẻ.
Chia sẻ với báo chí, ông Phan Anh Tuấn, phụ trách bộ môn bóng bàn (Cục TDTT) đồng thời là Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam cho biết đang làm việc với ban huấn luyện của đội để xác minh thông tin, tại nơi tập huấn của đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia.
Sau khi xác minh các phản ánh liên quan đến bất cập về chế độ ăn uống, phụ cấp của VĐV, Cục TDTT sẽ báo cáo cấp quản lý để xử lý công việc đảm bảo khách quan và đảm bảo đúng nhất quyền lợi của VĐV.